CHI PHÍ TRONG TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Chi phí giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường kiện tụng tại Tòa án sẽ bao gồm: tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí, phí định giá tài sản, … . Xin được cung cấp nội dung về các chi phí này để bà con hiểu rõ hơn.

  1. Án phí.
  2. Khái niệm

Từ điển tiếng Việt giải thích án phí là “số tiền chi phí cho việc xét xử một vụ án”. Tuy nhiên dưới góc độ pháp lý, án phí không chỉ là chi phí cho việc Tòa án xét xử một vụ án mà có thể là công nhận thỏa thuận của các đương sự, đình chỉ vụ án, …

Tùy theo các thủ tục khác nhau do Tòa án áp dụng trong giải quyết tranh chấp đất đai trên thực tế mà án phí được pháp luật quy định khác nhau, chẳng hạn án phí trong thủ tục rút gọn khác với trong thủ tục thông thường, khác với án phí hành chính, án phí sơ thẩm khác với án phí phúc thẩm,….

  1. Ý nghĩa

Đối với Nhà nước

Án phí chiếm một phần trong tổng nguồn thu của ngân sách nhà nước giúp hỗ trợ chi trả cho các hoạt động tố tụng, giúp giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà, giúp nhà nước có khoản đầu tư cho con người cũng như cơ sở vật chất của ngành Tòa án. Ngoài ra, đóng án phí còn có ý nghĩa ràng buộc trách nhiệm của Nhà nước – Tòa án trong việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người dân – đương sự.

Từ đây, án phí trong tố tụng dân sự góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà nước nói chung và hoạt động xét xử của Tòa án nói riêng.

Đối với các đương sự,

Tuy là khoản bù đắp một phần cho hoạt động tố tụng nhưng số tiền đương sự phải bỏ ra để đóng án phí vẫn có thể rất lớn, đặc biệt trong những vụ án có giá ngạch. Từ đó, đương sự cần cân nhắc chi phí để đưa ra yêu cầu hợp tình hợp lý giúp giảm bớt áp lực công việc cho Tòa án không phải giải quyết những vụ kiện vô căn cứ không cần thiết.

Không chỉ nguyên đơn mà cả bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trọng vụ án, việc phải tuân thủ thủ tục nộp tạm ứng án phí khi đưa ra yêu cầu và phải chịu án phí khi yêu cầu của mình không được chấp nhận giúp họ nhận thức rõ hậu quả pháp lý của việc đua ra yêu cầu khởi kiện vô căn cứ, làm ảnh hưởng tới quyền lợi ích của người khác.

  1. Tạm ứng án phí

Hiện nay không có quy định pháp luật định nghĩa về tạm ứng án phí. Thông thường, trước khi bắt đầu quá trình giải quyết tranh chấp về đất đai thì người khởi kiện phải nộp một khoản tiền do Tòa án tạm tính (tiền tạm ứng án phí), biên lai nộp tiền tạm ứng án phí chính là một trong những căn cứ để Tòa án tiến hành thụ lý vụ án.

Sau khi giải quyết xong tranh chấp bằng một Bản án hoặc một Quyết định, đương sự được hoàn lại toàn bộ hoặc một phần tiền tạm ứng án phí nếu yêu cầu được Tòa án chấp thuận.

  1. Án phí

Án phí là hậu quả pháp lý mà đương sự phải chịu khi yêu cầu của mình không được Tòa án chấp nhận, gây ra những phí tồn không cần thiết cho Nhà nước và các đương sự khác.

Xem chi tiết cách tính án phí, án phí tại đây: Cách tính án phí trong tranh chấp đất đai

  1. Lệ phí
  2. Các loại lệ phí trong tranh chấp đất đai
  3. Lệ phí giải quyết yêu cầu về:
  • Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
  • Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án
  • Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
  • Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án.
  • Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.
  • Các yêu cầu khác thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
  1. Lệ phí không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài, bao gồm:
  2. Lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
  3. Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án, bao gồm:
  • Lệ phí sao chụp tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ việc do Tòa án thực hiện;
  • Lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định của Tòa án;
  • Lệ phí cấp bản sao các giấy tờ khác của Tòa án.
  1. Tạm ứng lệ phí

Mức tạm ứng lệ phí bằng mức lệ phí giải quyết các việc nếu trên.

III. Các chi phí khác trong tranh chấp đất đai

Ngoài các mức phí nêu trên, đương sự còn có thể tốn các chi phí như sau: Phí đi lại, phí thư từ, phí thẩm định tại chỗ, phí định giá tài sản,…. Các mức phí này có phát sinh hay không, chi phí cụ thể là bao nhiêu sẽ tùy từng trường hợp.

Lưu ý: Trong một số trường hợp đặc biệt, đương sự được miễn, giảm, không nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí trong tranh chấp đất đai.